Sụp mi mắt phải do tai nạn, biến chứng phẫu thuật… tùy theo nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ thì có thể điều trị hết tạm thời hay lâu dài.
+ Do tổn thương cơ nâng mi (teo cơ mi). Bệnh thường biểu hiện ở 1 mắt hoặc 2 mắt do bất thường trong quá trình phát triển phôi thai của cơ nâng mi. Bệnh có thể ngày càng nặng thêm hoặc có thể ổn định.
+Do bất thường chỗ bám của cơ nâng mi, và tổn thương một phần thần kinh chi phối cơ nâng mi.
+Do liệt dây thần kinh số 3, thường kết hợp với lác ngoài và giãn đồng tử. Bệnh xảy ra do chấn thương hoặc khối u chèn ép đường dẫn truyền thần kinh
Đây là một bệnh tự miễn liên quan đến nồng độ Acetylcholin ở thần kinh cơ. Bệnh thường khởi phát ở tuổi dậy thì, ở một hoặc 2 mắt với đặc trưng là mức độ sụp mi thay đổi trong ngày, thường nặng ở cuối ngày.
Chẩn đoán có thể dựa vào nghiệm pháp prostigmine.
Sụp mi cơ học xảy ra khi mi trên trở nên nặng hơn bình thường như u, phù, viêm hoặc khi có sẹo kết mạc co kéo làm hạn chế vận động của mi
– Thu ngắn cơ nâng mi trên: Đây là phương pháp khá hiệu quả cho bệnh lý này nhưng cũng là phẫu thuật khá phức tạp đòi hỏi bác sĩ phải có rất nhiều kinh nghiệm về phẫu thuật này để ước lượng được mức độ cơ cần phải cắt bỏ.
– Thu ngắn bao cơ nâng mi: Là phẫu thuật khá an toàn, không cần phải cắt cơ nâng mi, chỉ cần khâu gấp bao cơ nâng mi. Mặc dù nó không hiệu quả bằng phương pháp trên nhưng nó lại khá an toàn cho cả bệnh nhân lẫn bác sĩ cho nên nó lại được nhiều bác sĩ sử dụng khi có chỉ định.
Treo mi trên bằng chỉ hoặc bằng cân cơ: Các bác sĩ sẽ dùng chỉ không tan hoặc cân cơ (thông thường là cân cơ đùi) để treo mí mắt lên trên cung mày khi mà sụp mi nặng cơ nâng mi trên hoàn toàn bị liệt.
– Thời gian thực hiện: Thời gian phẫu thuật: 1 – 2 giờ
– Phương pháp vô cảm: gây tê tại chỗ (đối với trẻ em thì gây mê nội khí quản).
– Thời gian cắt chỉ: Sau phẫu thuật 5 ngày
– Thời gian hồi phục
+Nếp mí sẽ đẹp trong vòng 4 tuần.
+Sẽ hoàn chỉnh trong vòng 3 tháng.
+Không còn cảm giác mí cắt trong vòng 3-6 tháng.
Lời khuyên bác sĩ
– Chườm lạnh ngay sau khi mổ và trong vòng 24h sau mổ.
– Sau 24h rửa vết thương thật sạch bằng nước muối, sau đó lau khô và bôi lên vết thương 1 lớp povidine, chậm khô vết thương.
– Gỡ bỏ băng mắt sau 24h.
– Trong vòng vài tuần đầu có thể mí mắt sẽ nhắm không kín do sưng nề, sau đó sẽ nhắm kín dần.
– Mắt sẽ sưng nề nhiều nhất trong vòng 24h đầu, sau đó sẽ giảm sưng dần.
– Rửa vết thương tương tự như trên mỗi ngày 1 lần.
– Khi rửa mặt phải tránh vết mổ, không để ướt vết mổ. Nếu được, không rửa mặt trong vòng 5 ngày, chỉ được dùng khăn ướt lau sạch mặt.
– Cắt chỉ sau 5 ngày.
– Sau cắt chỉ 2 ngày có thể rửa mặt bình thường.
– Đối với trẻ em thì nên phẫu thuật sớm khi có chỉ định để tránh những biến chứng thực thể về mắt do sụp mi gây nên.
– Đối với phẫu thuật mí mắt nếu khách hàng không vừa ý kết quả phẫu thuật (mí quá to, quá nhỏ hay không đều) chỉ nên phẫu thuật lại sau 3-6 tháng vì khi đó mô vùng mắt phục hồi hoàn toàn nên sẽ cho kết quả đẹp hơn và an toàn hơn.
– Sẽ có 1 số trường hợp khách hàng bị sẹo cộm to và đỏ dọc theo đường mổ hoặc nằm trong khóe mắt. Đây chỉ là sẹo phì đại sẽ mờ, mềm và biến mất sau 6 tháng (thỉnh thoảng có trường hợp chậm hơn, nhưng chắc chắn sẽ biến mất vì vùng mí mắt sẽ không bao giờ có sẹo lồi). Khách hàng không nên tự ý xử trí bất cứ hình thức nào vào vùng vết mổ.
– Đây là phẫu thuật có nguy cơ tái phát sụp mi rất cao, khách hàng nên cân nhắc thật kĩ trước khi tiến hành phẫu thuật.